Trang chủ Văn Học Tiểu Thuyết Kẻ Xa Lạ
Đọc truyện Kẻ Xa Lạ Online, tải ebook Kẻ Xa Lạ Full PRC

Kẻ Xa Lạ Tác giả:

Hoàn thành Văn Học Tiểu Thuyết

Tác giả: | Người đăng: TTCtools

37.364 từ| 1.174 lượt đọc · trong tuần 0 lượt| 0 phiếu đề cử (trong tuần 0 phiếu)

Đọc ngay Thêm vào giá sách Bỏ phiếu

Tôi muốn đánh giá


Tôi có một ảo tưởng kiên quyết rằng vẫn còn những tác giả lấy bản thân cuộc sống của mình để thân chứng cho những điều mình viết. Tuy nhiên để phù hợp với thực tế hữu hạn thì vẫn phải dựa vào niềm tin cảm tính mà lựa chọn là chính. Và cũng phải làm nhòe dần những ranh giới quá sắc nét đi. Albert Camus là một tác giả mà tôi cảm thấy nằm trong vùng nhòe đấy - một cảm nhận thuần túy qua các tác phẩm. Thực ra trong những tác phẩm của ông mà tôi đã đọc (Dịch hạch, Kẻ xa lạ, Ngộ nhận, Giao cảm, Bề mặt bề trái, Huyền thoại Syphus, Carnets) thì tôi chỉ thực sự bị cuốn hút với các ghi chép và các tiểu luận của ông là chính. Với những tác phẩm văn học hay kịch khác, tôi có thể gạch ra những điều quan trọng nhưng nó không thể khiến tôi đọc một mạch như những tác phẩm kia. Có lẽ một phần do các bản dịch chưa hợp tạng với tôi. Cũng có thể là tôi chưa quen với cách đọc các tiểu thuyết có tính luận đề thời đó? Thành ra đọc chúng ta có cảm giác thân thiết nhưng mệt mỏi, chán chường.Kẻ xa lạlà một cuốn như vậy.


Nhưng chính vì vậy mà tôi thường xuyên muốn đọc lạiKẻ xa lạ.Bởi tôi cũng biết cái cảm giác lạ lẫm, dưng không. Tôi không biết phải làm sao để đi tiếp nó. Và tôi cũng không cảm nhận hết mạch của cuốn tiểu thuyết mỏng này. Chỉ biết rằng cái hoang tàn trơ lỳ chỉ là bề mặt củadư dục vô ngôn. Không phải là không muốn nói. Chính là không thể nói khơi khơi. Nhưng lại cũng không thể không nói. Đôi lúc vì tha thiết quá nên lời trịnh trọng thì lập tức ngộ nhận và đập phá tơi bời xảy đến. Cũng phải, ngôn ngữ sống trải đâu phải là thứ để gạch đầu dòng vặn vẹo. Thành thực, độ lượng, phản tỉnh và xác tín. Bấy nhiêu chắc đủ.


Kẻ xa lạcủa Albert Camus được khởi thảo năm 1938, hoàn tất năm 1940 và xuất bản lần đầu năm 1942. Đây là tác phẩm thể hiện rất rõ nét những ảnh hưởng ký ức tuổi thơ, kinh nghiệm sống và những tư tưởng, quan niệm của Camus về cuộc đời, cuộc sống - đặc biệt là những tư tưởng của ông về sự cô đơn và cái phi lý. Cũng trong thời kỳ này, dưới sự tàn phá về mọi mặt của hai cuộc chiến tranh thế giới, nhận thức về cái phi lý đã ảnh hưởng sâu sắc đến cả một lớp người trong xã hội. Nhân vật Meursault của Ablert Camus - một con người xa lạ trong xã hội phi lý, một người máy với nhịp sống máy móc “sáng cắp ô đi, tối cắp về”, một con người mờ nhạt sống không mục đích, không nhận thức được ngay cả bản thân mình - đã trở thành hình ảnh đại diện cho cả một lớp người trong xã hội đó.


Tiểu thuyếtKẻ xa lạkhắc họa chân dung nhân vật Meursault trong khoảng thời gian gần một năm kể từ khi mẹ anh ta chết cho đến gần cái chết của chính anh ta. Xã hội Meursault sống là một xã hội phi lý. Chính sự phi lý đã khiến cuộc sống của anh ta biến thành một nhà tù rộng lớn và sự giao tiếp giữa những người tù lại bị ngăn trở bởi một tấm kính cách âm trong suốt. Trong cái nhà tù vô hình đó, mỗi tù nhân sống, làm việc, yêu đương… một cách máy móc với sự ngột ngạt, u mê, dồn nén. Cuộc sống của anh ta là cuộc sống gợi nên cảm giác về cái vô nghĩa lý. Anh ta hành động máy móc, vô thức, luôn luôn bị chi phối bởi cảm giác mệt mỏi, buồn chán, đơn điệu. Anh ta hành động chỉ là để giết thời gian và do buồn chán. Khi ở công sở, anh ta làm việc; khi gặp bạn gái, anh ta trò chuyện, xem phim, tắm biển; khi có người hỏi thì anh ta trả lời… tất cả được thực hiện một cách máy móc, rập khuôn và buồn tẻ. Còn khi ở một mình, Meursault cũng thực hiện những hành động vô nghĩa: đọc một tờ báo cũ, cắt dán một bài anh ta thấy hay hay rồi tiêu tốn cả chiều chủ nhật để quan sát đường phố từ trên ban công. Sự đơn điệu đó khiến người khác có cảm giác anh ta chỉ đơn thuần tồn tại chứ không phải đang sống. Dường như anh ta chỉ hành động theo bản năng, như một con robot được lập trình. Cụ thể:


Meursault là một người thư ký lãnh việc gửi hàng hóa trong tỉnh Algiers thuộc miền Bắc Phi, đã nghe tin bà mẹ của mình qua đời trong một nhà dưỡng lão. Anh chàng này tham dự lễ an táng của mẹ mình nhưng đã không tỏ lộ nỗi đau đớn trước cảnh tang thương, đây là một điều mà xã hội của anh không chấp nhận. Sau đám táng, Meursault trở về tỉnh cũ.


Hôm sau là ngày thứ bảy, Meursault đi bơi và đã gặp Marie Cardona, một người đàn bà trẻ trước kia đã từng làm việc với anh tại văn phòng. Họ cùng nhau đi coi phim rồi về nhà và làm tình với nhau. Vào ngày chủ nhật, Meursault ở nhà một mình, ngắm cảnh người qua lại trên đường phố bên dưới.


Qua chiều hôm sau, Meursault gặp một người hàng xóm tên là Raymond Sintes, anh này mời Meursault đi ăn tối và kể lại rằng người bạn gái Ả Rập của anh ta đã không thủy chung nên muốn trả thù. Sintes nhờ Meursault viết giùm một bức thư để cô này trở lại rồi khi đó mới xỉ vả và đuổi cô ta đi. Meursault đồng ý làm công việc này.


Vào cuối tuần lễ kế tiếp, Meursault và Marie đi bơi với nhau. Họ trở lại nhà của Meursault và nghe thấy tiếng cãi lộn bên trong căn phòng của Raymond. Một nhóm đông đã tụ họp trước căn phòng này. Meursault không chịu gọi cảnh sát thì một người láng giềng đã làm công việc đó. Khi tới nơi, viên cảnh sát mới khám phá ra rằng Raymond đã đánh đập người con gái.


Ngày hôm sau, Meursault, Marie và Raymond cùng bạn là Masson cùng đi trên bờ biển. Trước khi từ biệt ra xe buýt, Raymond đã chỉ cho Meursault thấy hai người Ả Rập đứng gần trạm ngừng xe và một người là anh của người con gái mà Raymond đã bạo hành.


Một hôm khi đi ra bờ biển và vì ánh sáng quá chói chan, Meursault bèn tìm bóng mát ở phần cuối bờ biển thì bỗng gặp các người Ả Rập đứng bên trong, họ tưởng rằng chàng tới gây hấn, nên đã rút ra một con dao. Vì bị lóa mắt, Meursault đã rút súng ra và bắn chết một người. Meursault bị tống giam. Vị luật sư bào chữa do Tòa chỉ định đã cho chàng biết rằng cảnh sát đã nhận biết sự tàn nhẫn khá lớn lao của chàng trong dịp lễ an táng của bà mẹ chàng. Meursault đã ngạc nhiên vì sự việc kể trên không liên quan gì tới vụ giết người và chàng đã cắt nghĩa rằng vào ngày tang lễ, chàng quá mệt mỏi nên không tích cực trong nghi lễ. Vào một ngày hỏi cung khác, vị công tố khuyên chàng nên hối lỗi và trông nhờ vào Thượng Đế. Meursault đã từ chối lời khuyên, vì chàng không tin vào Thượng Đế và vị công tố cho rằng đây là một tâm hồn chai cứng mà ông chưa từng gặp.


Maria muốn vào nhà giam thăm chàng, nhưng không được phép bởi vì họ không kết hôn. Lần đầu tiên bị nhốt tù, Meursault cho rằng mình sẽ quen đi và chàng giết thời giờ bằng giấc ngủ và suy nghĩ về quá khứ.


Khi ra trước Tòa, Meursault rất ngạc nhiên khi thấy có quá đông người quen khi trước và người ta đã mô tả các cách hành xử của chàng trong ngày đám tang của bà mẹ, và chàng bị kết tội về những thứ bên ngoài vụ sát nhân và cũng là một tội phạm trong trái tim. Vị công tố cho rằng Meursault thiếu hẳn lòng ăn năn hối lỗi, không những có tội giết một người Ả Rập mà còn “mắc tội theo đạo đức” vào dịp đám tang của bà mẹ chàng.


Sau khi bị kết án, Meursault đã an ủi mình rằng “dù sao, đời cũng không đáng sống” và mọi người đều phải trực diện với cõi chết. Tại nhà ngục, vị tuyên úy cố công thuyết phục Meursault về “sự công bằng của Thượng Đế” và các niềm tin vào kiếp sau. Meursault tìm ra sự phi lý trong các ý tưởng của vị tuyên úy. Sự nổi giận của chàng đối với vị tuyên úy đã làm chàng mất hết mọi hy vọng ở kiếp sau. Chàng Meursault mong rằng vào ngày chịu tử hình, sẽ có một đám đông người tới coi, họ sẽ chào đón chàng bằng các lời hô “thù ghét”.


Trong xã hội phi lý đó, Meursault được coi là một người xa lạ. Anh ta là kẻ xa lạ với người khác và đồng thời cũng là kẻ xa lạ đối với chính mình.


Cuộc sống ngày càng biến đổi, cái xã hội phi lý mà Camus cảm nhận trong thời kỳ sáng tácKẻ xa lạcũng không còn y nguyên như cũ nữa, nhân vật kẻ xa lạ của Camus, lẽ tất nhiên, cũng vì thế mà không còn giữ nguyên ý nghĩa biểu tượng như ban đầu nữa. Tuy nhiên, ý nghĩa đó chỉ được biến đổi, làm mới đi chứ không hề chết hẳn. Con người xa lạ dù trong thời nào thì vẫn là con người xa lạ. Và, cho đến ngày nay hay thậm chí bao lâu đi nữa, có thể nói rằng mỗi con người trong xã hội, dù ít dù nhiều, vẫn vĩnh viễn là một người xa lạ với chính mình và với cuộc đời./.


(Tổng hợp)


LƯU Ý KHI ĐỌC

Trong cuốn sách Kẻ xa lạ của Albert Camus - văn bản, người đọc và cách đọc (L’Étranger d’Albert Camus - un texte, ses lecteurs et leur lectures), Brian Fitch đã đưa ra bảy cách đọcKẻ xa lạcủa Albert Camus: tiểu sử, chính trị, xã hội, siêu hình, hiện sinh, bản thể luận, tâm lý. Qua các cách đọc đó, B. Fitch đã thể hiện cái nhìn đa dạng vềKẻ xa lạcũng như về nhân vật Meursault.


Không đi sâu như B. Fitch, Robert De Luppé - qua Albert Camus - lại chỉ đưa ra những nhận xét hết sức ngắn gọn về tư tưởng và các tác phẩm của Camus. Riêng về tác phẩmKẻ xa lạ, Luppé chia tác phẩm thành ba thời điểm:


· Thời điểm thứ nhất là cuộc sống hàng ngày của Meursault - một cuộc sống vô nghĩa, được trải ra một cách u mê, máy móc;


· Thời điểm thứ hai là vụ xét xử mà giữa Meursault và những nhân vật tham gia xét xử như bồi thẩm đoàn, công tố viên… không hề có bất ký điểm tiếp xúc nào;


· Thời điểm thứ ba - nhà tù - là thời điểm Meursault biểu lộ sự phản kháng của anh ta;


THÔNG TIN KHÁC

Nhìn ở góc độ nào đó, người ta đã có lý khi kết án Meursault là một người vô cảm. Anh ta có thể thấy thiếu vắng mẹ, nhưng không hề đau khổ. Anh ta không thăm mẹ thường xuyên tại nhà dưỡng lão, không nhìn mặt mẹ lần cuối, uống cà phê sữa và hút thuốc trước quan tài người chết, ngủ trong khi canh linh cữu, xem phim hài và hành động yêu đương chỉ một ngày sau khi mẹ mất. Anh ta đã bị kết tội giết chết mẹ về mặt tinh thần. Anh ta trở thành một kẻ xa lạ với trái tim trống rỗng trong mắt mọi người.


Có thể có người cho rằng những phản ứng của Meursault hơi cực đoan, thái quá; rằng lẽ ra anh ta có thể làm thế này mà không làm thế kia… Nhưng anh ta là một nhân vật phi lý, là một con người xa lạ. Và, sự bình thản của Meursault trước cái chết, sự sẵn sàng đón nhận tất cả những gì xảy đến đó, dù sao đi nữa, vẫn mang những ý nghĩa tích cực nhất định. Anh ta hiểu rằng cuộc đời không đáng sống, nhưng con người vẫn phải sống hết mình. Khi không tin được vào tương lai hay những ảo mộng thường tình của con người, thì hạnh phúc chính là nằm trọn vẹn trên cõi đời hiện tại này đây. “Làm sao tách rời con người và tính chất phi lý của họ?



Nguồn: Sưu tầm -BNS

Fan tương tác

Phiếu đề cử Không phải VIP chỉ có thể đề cử

Số phiếu trong tuần

0

Xếp hạng 800·Cần0phiếu để nâng hạng

Bỏ phiếu đề cử

Thưởng

Truyện chưa ký kết với TTC

0

Không đủ điều kiện nhận thưởng

Phần thưởng

100 xu = 100 điểm người hâm mộ

Xếp hạng Fan

Thông tin Fan

Hãy là người đầu tiên ủng hộ

Bình luận Bình luận | Đánh giá

  • Số truyện

    2
  • Số từ

    74345 từ
  • Tham gia

    2802

Xem thêmCùng tác giả

  • Người xa lạ

    Văn Học·9.5 điểm

    Nội Dung Truyện : Người xa lạNgười xa lạ (còn được dịch Kẻ xa lạ hay Người dưng; tiếng Pháp: L'Étranger) là một tiểu thuyết của Albert Camus được viết vào năm 1942. Đây là một tác phẩm

    Lưu tủ sách